Thi công lắp đặt điện nước nhà dân, chung cư, nhà xưởng…

Sửa Nhà Hưng Thịnh cung cấp dịch vụ thi công điện nước chuyên nghiệp, nhận báo giá lắp đặt điện nước tại nhà dân, chung cư, trường học, nhà phố…Hotline thợ làm điện nước 0906.765.021 – 0911.048.049.

Thiết kế và thực hiện kỹ thuật thi cong dien nuoc là một trong những khâu quan trọng bậc nhất trong xây dựng văn phòng, nhà ở và các công trình lớn nhỏ khác.  

Công tác thi công lap dat dien nuoc muốn đạt hiệu quả tốt cả về mức độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ thì các yếu tố cần thiết là phải có bản vẽ kỹ thuật thiết kế, bố trí thi công chuẩn xác và phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn hệ thống. Quý khách hàng đang cần tìm một nhà thầu thi công điện nước uy tín, chuyên nghiệp.

 Đơn vị thi công phải cam kết có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức, trình độ, độ nhạy bén và đặc biệt là có nguyên tắc chuẩn mực khi hoạt động và thi công lam dien nuoc . Có như vậy mọi yêu cầu tối cần thiết để mang lại sự an toàn và chất lượng cho hệ thống điện nước mới được cam kết đảm bảo, chuẩn xác. Đội ngũ của Hưng Thịnh sẽ giúp bạn có được điều bạn muốn. Một hệ thống điện nước đúng chuẩn cả về chất lượng và độ thẩm mỹ cao sẽ trao đến tay bạn. Hãy tin tưởng và trao nhiệm vụ cho Hưng Thịnh.

dich-vu-thi-cong-dien-nuoc
Dịch vụ lắp điện nước chất lượng, giá tốt
Mục lục ẩn

Dịch vụ thi công lắp đặt điện nước công trình chuyên nhận:

Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, thợ thi công giỏi chuyên môn và từng tham gia nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau…Vì vậy, chúng tôi luôn đưa ra những cam kết chính xác về chất lượng dịch vụ và tiến độ công trình.

Các hạng mục thi công điện nước chủ yếu bao gồm:

  • Lắp đặt thi công điện đi dây âm tường.
  • Thi công đi ống âm sàn, âm tường.
  • Lắp đặt đế âm, tủ điện.
  • Lắp đặt hệ thống đường ống cấp thoát nước.
  • Lắp đặt đường ống nước nóng PPR.
  • Thi công lắp đặt các thiết bị nhà tắm, nhà vệ sinh như bồn cầu, lavabo, vòi tắm sen, bộ 7 món…
  • Thi công lắp đặt các thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng.

Dịch vụ lắp đặt điện nước công trình Hưng Thịnh chuyên nhận thầu:

  • Thi công điện nước chung cư công trình nhà ở dân dụng như nhà phố, nhà cấp 4, biệt thự.
  • Lắp đặt điện nước nhà xưởng, nhà máy, thi công điện nhà xưởng.
  • Lắp đặt hệ thống điện nước cho nhà hàng, quán cafe, shop bán hàng…

Hình thức nhận thầu:

  • Nhận giao khoán thi cong dien nuoc trọn gói (bao gồm vật tư và nhân công)
  • Nhận thầu cung cấp nhân công, đội thợ thi công lành nghề, chuyên nghiệp

Ngoài ra chúng tôi còn nhận sửa chữa điện nước, bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện nước định kỳ.

Đơn vị thi công điện nước chất lượng và chuyên nghiệp cần đảm bảo?

Để đọc hiểu bản thiết kế và thi công đúng theo yêu cầu mô tả trong bản vẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn của người thợ thi công không hề thấp.

Để có được một hệ thống điện nước đúng chuẩn, an toàn và có tuổi đời cao trong quá trình sử dụng, người thợ lap dat dien nuoc phải có đầy đủ các yếu tố sau, khách hàng mới có thể tin tưởng:

1. Thợ làm điện nước có kiến thức chuyên về điện nước:

Đương nhiên chúng ta không thể sửa điện hay lắp điện nước tại nhà mà học mò, làm mò. Nhất là khi bạn không biết nguyên lý hoạt động hay cách sửa chữa chúng như thế nào.Vì như vậy càng làm các thiết bị hư hỏng nặng hơn. Thậm chí có thể gây cháy nổ nếu đấu nối sai cách.

Để trở thành một thợ lắp hệ thống điện nước chuyên nghiệp, người thợ phải có kiến thức chuyên môn về những vấn để sau:

  • Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy phát điện xoay chiều và một chiều với công suất dưới 10 KVA.
  • Cấu tạo, chi tiết kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của các động cơ ba pha.
  • Nắm rõ cấu tạo và hoạt động của các thiết bị điện dân dụng.
  • Nắm được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.
  • Kiến thức về các thiết bị điều khiển và cảnh báo.
  • Nguyên lý hoạt động và quy trình lắp hệ thống điện nước dân dụng.
  • Kiến thức về an toàn lao động.
  • Nguyên tắc cơ bản trong lắ hệ thống điện nước.
  • Hiểu được nguyên lý và cách lắp đặt tất cả các thiết bị điện nước cơ bản…

2. Có kỹ năng lap dat dien nuoc cao, giàu kinh nghiệm:

Người thi cong dien nuoc ngoài kiến thức còn phải có những kỹ năng thực tiễn sau:

  • Lắp đặt và bảo trì máy phát điện.
  • Lắp đặt và vận hành động cơ không đồng bộ ba pha.
  • Lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng.
  • Lắp đặt, bảo trì máy biến áp.
  • Lắp đặt, bảo trì thiết bị điều khiển và cảnh báo.
  • Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng.
  • Sử dụng dụng cụ đo.
  • Thực hiện các công việc bổ trợ nghề.
  • Sử dụng các thiết bị an toàn lao động.
  • Lắp đặt được tất cả các thiết bị, phụ kiện trong hệ thống cấp thoát nước.
  • Sửa chữa, khắc phục được tất cả các sự cố hư hỏng của hệ thống điện nước trong quá quá trình thi công…

Lưu ý rằng những kỹ năng trên là những đầu mục chính, với mỗi đầu mục này sẽ bao gồm các phần việc liên quan khác nhau.

3. Thợ lắp đặt điện nước có tác phong làm việc chuyên nghiệp:

Một trong những điểm yếu lớn nhất của những thợ làm nghề không phải là kiến thức hay kỹ năng nghề nghiệp mà là thái độ làm việc. Các doanh nghiệp đều khẳng định thái độ làm việc không đúng là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu về năng suất và hiệu quả làm việc của một cá nhân và dẫn đến sự suy giảm của đơn vị không nguyên tắc về tác phong làm việc của người thợ.

Trong thi công điện nước dân dụng cũng vậy, bạn phải có một thái độ và tác phong làm việc đúng đắn thì mới có thể đảm bảo thành công trong tương lai.

  • Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ nếu không sẽ rất nguy hiểm.
  • Luôn tuân thủ quy định, quy trình khi làm việc.
  • Chịu khó học hỏi, tìm tòi và cập nhật các kiến thức mới.
  • Hòa nhã, vui vẻ có tinh thần đồng đội do nghề này bạn thường xuyên phải làm việc theo đội, nhóm.
  • Tự chủ, tự lực khắc phục các khó khăn tại chỗ một cách nhanh nhất.
  • Làm đến đâu gọn gàng và ngăn nắp, hoàn tất đến đó.
  • Tập trung cao độ và tỉ mỉ trong từng bước thi công.
Công ty lắp điện nước chuyên nghiệp, uy tín

4. Thợ thi cong dien nuoc có sức khỏe và tinh thần làm việc luôn tốt:

Sức khỏe và tinh thần là yếu tố nền tảng cho mọi sự thành công, một người thợ điện nước ngoại trừ phải đảm bảo các yếu tố sức khỏe thông thường còn phải có những tố chất đặc biệt.

  • Không mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch và huyết áp.
  • Có khả năng làm việc trong thời gian dài.
  • Không sợ độ cao.
  • Tinh thần làm việc luôn thoái mái và tập trung, đặc biệt khi theo cái nghề nguy cấn an toàn này.

Đây là 4 yếu tố tất yếu phải có khi tham gia lap dien nuoc, một người thợ tối thiểu phải có

Đảm bảo có đáp ứng đầy đủ cả 4 yếu tố này, chắc chắn sẽ giúp các bạn trở thành một người thợ điện nước chuyên nghiệp. 

5. Luôn chuẩn bị sẵn các thiết bị thi công điện nước công trình cơ bản:

  • Mỗi cái nghề gắn với mỗi bộ thiết bị và phụ kiện, dụng cụ khác nhau. Đi làm việc là phải na theo đầy đủ, việc bỏ quên đồ nghề khi đi làm là điều không thể chấp nhận.
  • Các thiết bị tối cần thiết của một người thợ điện nước đó là bút thử điện; kìm; tua vít; cờ lê; bao tay an toàn lao động; ốc vít; keo dán chuyên dụng; ống nhựa; đồng hồ đo vạn năng…
  • Khi khách hàng đánh giá sẽ nhìn đầu tiên vào vấn đề này. Cái gì cũng thiếu, cái gì cũng mượn thì liệu có ai dễ chịu.

6. Luôn tuân thủ quy tắc an toàn khi thi công lap dat dien nuoc tại nhà:

  • Đảm bảo đã ngắt nguồn điện.
  • Phải đeo bao tay cao su; bao tay chuyên dụng được làm từ vật liệu cách điện.
  • Tuyệt đối không để tay ướt hay đi chân đất trong quá trình thi công. Việc này nhằm để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tính mạng.
  • Khi thi công hệ thống nước, máy bơm; các thiết bị máy móc hoạt động điều khiển nước cũng cần ngắt nguồn điện. Bởi nước là một chất dẫn điện tốt. Nước sẽ gây ra giật nếu bạn sửa chữa chúng mà đang để nguồn điện hoạt động.

Một người thợ thi công điện nước dân dụng tốt và nhiều người thợ thi công chuyên nghiệp sẽ tạo nên một đội thợ thi công hệ thống điện nước đáng tin cậy. Đội ngũ thợ của Hưng Thịnh Trên từng thành viên trong đội đều phải đầy đủ và đạt tất cả các yếu trên. Ngoài ra họ đều phải thực hiện nguyên tắc chúng để luôn mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Với những yếu tố trên và nhiều năm kinh nghiệm dày dặn trong nghề của đội ngủ thợ thi công. Hưng Thịnh tự tin sẽ làm khách hàng hài lòng và tuyệt đối tin tưởng vào chúng tôi. Hưng Thịnh luôn hân hạnh hỗ trợ và đồng hành cũng khách hàng qua hotline 090 676 5021. Hãy liên lạc với chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

Tìm công ty thi công lắp đặt điện nước uy tín ở đâu?

Trên là một số nguyên tắc trong lap dat dien nuoc và sử dụng điện nước mà các thợ thi công và cả khách hàng cần chú ý để đảm bảo an toàn và mang lại chất lượng tốt nhất cho hệ thống điện nước của gia đình theo khuyến cáo của chuyên gia đầu ngành đúc kết.

Các bạn biết đó điện nước là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay. Không có ngôi nhà, hay văn phòng nào xây xong mà có thể hoạt động được nếu như không có điện nước. Vì vậy, việc thiết kế, thi công hệ thống điện nước đúng cách có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hoạt động làm việc và cuộc sống của con người. 

Đặc biệt khi các thiết bị này đều được đi ngầm trong các bức tường hoặc dưới sàn nhà. Nếu thợ thi công điện văn phòng không chú ý làm đúng ngay từ bước đầu tiên thì việc sửa chữa sau này sẽ là vô cùng khó khăn.  Hưng Thịnh sẽ cung cấp cho quý khách hàng các thông số kỹ thuật để có thể lắp hệ thống điện nước tốt nhất. Đồng thời tư vấn cho khách hàng chi tiết về các thiết bị điện, nước cần thiết nên được lắp đặt phù hợp với không gian và diện tính của mỗi khu vực trong công trình. 

Báo giá thi công điện nước tại Sửa Nhà Hưng Thịnh mới nhất:

Hưng Thịnh – đơn vị báo giá lắp đặt điện nước chuyên nghiệp hàng đầu TPHCM, Bình Dương, Biên Hòa.

Hưng Thịnh chúng tôi chuyên tư vấn và nhận lắp hệ thống điện nước cho văn phòng, nhà xưởng, doanh nghiệp. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên tư vấn, thi công lắp hệ thống điện nước nước chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo mang lại sự hoàn hảo cho công trình của khách hàng.

Stt Dịch vụ Đơn giá (vnđ) Ghi chú
1 Lắp đặt điện hoàn thiện ( cũ sửa lại thi công bằng ống ghen nổi trên tường), 50.000 Ghen vuống góc.
70.000 Ghen tròn rút dây.
2 Thi công điện dán dây hoàn thiện (mới hoặc cũ sửa chữa lại). 80.000 Báo giá chính xác sau khi thợ khảo sát và thống nhất phương pháp thi công với khách hàng.

Phụ thuộc vào chi phí vật tư, thiết bị lắp đặt, sửa chữa.

Địa hình và phạm vị thi công cũng có có thể làm bảng giá phát sinh thêm. 

3 Lắp đặt điện rút dây hoàn thiện (mới). 100.000
4 Lắp đặt điện dán dây + nước hoàn thiện ( mới).

(Không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn).

140.000
5 Lắp đặt điện rút dây mềm + nước hoàn thiện (mới) 160.000
Rút ống nhựa cứng

(Không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn)

Thêm 20.000
6 Sửa chữa lắp đặt thay thế đường ống nước cũ. Bao gồm các hạng muc:

Tháo thiết bị vệ sinh

Đực tường cắt bỏ phần ống nước cũ.

Lắp đặt thiết bị vệ sinh, bồn  téc nước.

(Không bao gồm các hạng mục: xây trát, ốp lát, chống thấm cổ ống xuyên sàn).

2.700.000 Sửa tổng thể
700.000 Phần ống thoát không sửa lại
7 Lắp đặt nước + hoàn thiện (làm mới, không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn) 2.100.000 Báo giá chính xác sau khi thợ đã khảo sát phạm vi và mức dộ cũng như nội dung cần thi công lắp đặt.
8 Lắp công tơ, lắp quạt trần, lắp đèn… 150.000 – 500.000
9 Lắp bồn, tét nước, Thái Dương năng, bình nóng lạnh, máy bơm nước… 150.000 – 1.000.000
10 Thi công điện nổi: 90.000 – 150.000 Chưa bao gồm chi phí vật tư và thiết bị lắp đặt.

Chưa bao gồm phí VAT%

10 Thi công điện âm tường, âm trần. 120.000 – 150.000
Thi công điện nước nhà dân. Nhà phố:            90.000
Biệt thự: 120.000

Báo giá thi cong dien nuoc chung cu, nhà dân trên chỉ bao gồm phần nhân công thi công. Còn về mảng thiết bị, thì tùy theo nhu cầu của khách hàng có thể dễ dàng chọn mua các thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu và mức đầu tư của mình.

bao-gia-thi-cong-lap-dat-dien-nuoc
Đơn giá thi công điện nước nhà dân, chung cư…

Với quy trình cụ thể và những lợi ích đặc biệt như vậy, còn chần chờ gì mà bạn không nhấc máy và liên hệ ngay với Hưng Thịnh qua hotline 090 676 5021. Một hệ thống điện nước hoàn hảo, chất lượng, cam kết an toàn vơi chi phí phải chăng và hợp lý sẽ được trao đến tay khách hàng! Xem thêm tại https://goitho247.com/thi-cong-dien-nuoc/

Thợ làm điện nước hoạt động trên toàn các khu vực:

Thợ thi công điện nước tại TPHCM:

  • Cung cấp dịch vụ lap dat dien nuoc quận Phú Nhuận, Tân Bình.
  • Thợ lắp đặt hệ thống điện nước, lap bang dien chuyên nghiệp, chất lượng tai quan 1, Quận 7 TP HCM.
  • Báo giá thiết bị điện nước miễn phí tại quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận 10.
  • Chi phí lắp đặt hệ thống điện nước nhiều ưu đãi tại Quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh.
  • Thi công lap ong nuoc nha ve sinh chuyên nghiệp tai quan 3,quận 2, quận 9, quận 8, quận 4 TP HCM.
  • Thi công hệ thống cấp điện đúng chuẩn hoàn hảo tai quan 6,quận 5, quận 11 TP HCM.
  • Cung cấp các thiết bị chất lượng cho hệ thống điện nước tai tphcm quận Thủ Đức, quận 12.

Chuyên cung cấp thợ thi công lắp đặt điện nước tại Bình Dương:

  • Thi công lắp đèn trang trí, lắp đèn led cho chung cư, văn phòng, công ty, xí nghiệp… tại Lái Thiêu, Bến Cát, Dĩ An.
  • Nhận lắp điện nước cho chung cư, tòa nhà đúng chuẩn chất lượng tại Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên.
Thợ làm điện nước tại TPHCM, Bình Dương, Biên Hòa

Thi công điện nước tại Biên Hòa:

  • Dịch vụ thi cong dien nuoc chuyên nghiệp Thành phố Biên Hòa, Quyết Thắng, An Bình, An Hòa, Bình Đa.
  • Cung cấp dịch vụ lắp ráp đèn led chất lượng tại Bửu Hòa, Bửu Long, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng, Hiệp Hòa, Hóa An.
  • Nhận lắp thêm các thiết bị điện nước chính hãng tại Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Phước Tân.
  • Báo giá thi công điện âm tường, lắp điện nước tại Quang Vinh, Tân Biên, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Vạn, Thanh Bình, Long Hưng.
  • Nhận lap dat dien nuoc với các chuyên mục sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện nước chất lượng tại Tân Mai, Tân Phong, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Phước, Tân Tiến.

Hưng Thịnh, đơn vị chuyên thiết kế và thi công điện nước nhà ở, công ty, xí nghiệp…uy tín, nhiều kinh nghiệm với đội ngũ nhân viên trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp, tận tâm làm hài lòng mọi khách hàng kể cả khách hàng khó tính nhất.

Với phương châm “Tất cả vì lợi ích của khách hàng”, đội ngũ nhân viên Hưng Thịnh luôn tận tâm trong công việc, khách hàng khi đến với chúng tôi luôn an tâm và cảm thấy giá trị của đồng tiền bỏ ra hoàn toàn xứng đáng với sản phẩm mình nhận lại. Gọi ngay 090 676 5021 để được tư vấn và hỗ trợ. Một hệ thống điện nước chất lượng nhất, hoàn hảo nhất, cam kết trao tay khách hàng!

Kỹ thuật thi công điện đạt chuẩn bạn cần biết:

Sau khi đã chuẩn bị chi tiết và đầy đủ các điều kiện, chúng ta bắt tay tiến hành thi công lắp đặt điện nước, trong quá trình thực hiện bạn cần chú ý những điểm sau: 

  • Không nên đi dây trực tiếp âm tường, khi khắc phục sự cố sẽ rất phức tạp. Phải lắp đặt ống luồn dây điện.
  • Đối với những vị trí có từ 3 ống luồn dây trở lên thì phải đóng lưới thép chu đáo trước khi thi công trát tường.
  • Những mối nối dây phải nối tại hộp đèn, tủ điện, hộp ổ cắm và hộp công tắc, hoặc tại các vị trí phải dùng đế âm ổ điện bổ làm hộp nối dây điện, không được nối dây trong ống.
  • Nối dây điện cần buộc cẩn thận đúng kỹ thuật và được quấn chu đáo bằng băng dính đen chuyên dụng, vì các sự cố thường bắt nguồn từ các vị trí nối.
  • Trước khi lắp đặt thiết bị điện, kiểm tra dây xem có thông mạch, có bị  chập trong quá trình kéo dây không, độ rò rỉ dòng điện …
  • Khi lắp đặt xong các thiết bị vào tủ điện, tiến hành kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn thiết bị điện. 
tho-lam-dien-nuoc
Kỹ thuật thi công hệ thống điện dân dụng

Thi công điện nước – Quy trình thi công hệ thống điện cụ thể được thực hiện nguyên tắc:

1. Tiến hành lắp đặt hệ thống ống bảo vệ đường dây điện:

Trong quá trình lắp đặt hệ thống bảo vệ đường dây điện, bạn chú ý tuân thủ đúng những quy chuẩn và hướng dẫn thiết kế đã được thống nhất từ trước. 

Trong các bản thiết kế hiện nay, các kiến trúc sư thường thực hiện theo tiêu chuẩn IEC. Ống bảo vệ phải là loại nhựa dẻo, có khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu lực tác động và có thể uốn được một cách dễ dàng.

Thông thường, ta đặt ống âm tường vào sàn bê tông. Quá trình lắp đặt như sau:

  • Hệ thống ống đặt trong sàn bê tông được thực hiện ngay sau khi đơn vị xây dựng đan xong lớp sắt sàn: Ở những nơi chỉ có một lớp sắt sàn, ống dẫn sẽ đặt ngay trên lớp sắt, ở vị trí có hai lớp sắt sàn, ống sẽ được đặt giữa hai lớp sắt sàn. Ở những đoạn rẽ, các ống này sẽ được uốn cong bằng lò xo, bán kính ở vào khoảng 6 đến 9 lần đường kính ống, đảm bảo chúng ta có thể dễ dàng kéo dây và thay thế sau này nếu xảy ra sự cố.
  • Vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kéo dây do khúc rẽ quá gắt nên ta tuyệt đối không dùng các co nối ở những đoạn rẽ.
  • Ở các đoạn rẽ phân từ 3 nhánh dây trở lên nên được thực hiện trong các hộp đựng kỹ thuật.
  • Các ống chờ đầu kéo dây phải được bọc kín: tránh vật lạ lọt vào trong và gặp khó khăn trong việc kéo dây sau này.
Lắp đặt hệ thống ống bảo vệ đường dây điện
Nguyên tắc cần lưu ý khi lắp đặt ống bảo vệ đường dây điện âm tường:
  • Khi lắp đặt ống đi ngầm: nên lắp đặt khi xây tường 5 ngày, để tường đủ độ cứng, không bị nứt khi đục tường, và chỉ nên đục sau khi cắt tường.
  • Ở các vị trí phải cắt ống và nối, đầu cắt cần được làm trơn để tránh gây xước dây. Khoảng cách giữa 2 khớp nối >50mm so với khoảng giữa ống và >25mm ở đoạn cuối ống. Nên được cố định bằng xi măng hoặc bê tông sau khi được cố định bằng thanh thép nằm ngang hoặc dây thép cột.
  • Ống đi nổi trên tầng kỹ thuật, trong hộp kỹ thuật: phải được cố định bằng kẹp ống và khoảng cách giữa các kẹp nên >1200mm. Khoan các vít và tắc kê để gắn kẹp ống bằng khoan điện.
  • Tiêu chuẩn đi ống điện âm sàn: ống đi trong tường nên đi theo phương song song, có đoạn cuối là hộp chứa công tắc, ổ cắm. Cố định ống với hộp bằng khớp nối vặn, hộp đèn đi âm trong sàn cần nhét giấy, xốp và quấn băng keo phủ kín, để tránh lọt vữa vào. Ống nối phải cách ván khuôn >7mm, tránh bị rạn chân chim trần.
  • Dùng ống cân nước để xác định vị trí và cao độ cho hộp đèn, hộp công tắc: đảm bảo các hộp sau khi lắp đặt không bị nghiêng, lệch .

Trong khâu thi công lắp đặt điện này, sẽ quyết định đến độ chất lượng của hệ thống dây điện âm tường, hạn chế các hư hỏng, mục dây về sau. Nên người thợ thi công điện âm tường cần hiểu rõ và thực hiện đúng chuẩn kỹ thuật. HOTLINE Thi cong dien nuoc 0906.765.021.

2. Tiến hành lắp đặt cáp điện:

Ngay sau khi hoàn thành công đoạn lắp hệ thống ông và hộp nối, bước tiếp theo chúng ta tiến hàng lắp đặt cáp. Công đoạn này hết sức quan trọng nên cần được thực hiện một cách cẩn thận cùng đội ngũ công nhân tay nghề cao  đảm bảo sao cho hệ dây được lắp đặt đơn giản, dễ dàng sửa chữa, thay thế.

Các lưu ý cần nắm khi lắp đặt cáp điện như sau:

  • Số lượng dây chỉ nên chiếm <40% tiết diện ống.
  • Lắp đặt dây theo đúng thứ tự, vị trí trong sơ đồ các tủ phân phối điện: Các mối nối nên thực hiện trong các hộp cắm hoặc hộp máng đèn.  Không nối dây trong ống, tránh xảy ra các sự cố về điện như chập điện, cũng như giúp dễ dàng sửa chữa hoặc thay thế. 
  • Tiêu chuẩn đầu cáp nối: có đường kính phù hợp với tiết diện dây, cáp điện đấu nối vào các thiết bị. Các mối nối này phải đảm bảo cách điện toàn hệ thống, không trùng trên các mặt cắt, khoảng cách các tuyến dây hợp lý, không gây vướng víu, điện trở cách điện phải đạt yêu cầu theo TCVN.
  • Đường dây cáp đi phải chắc chắn: cáp đi ngầm phải có độ sâu tối thiểu 800mm, luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ. Mật độ dây đi trong ống và máng phải <40% để dây tản nhiệt tốt, không bị ảnh hưởng bởi các phương tiện lưu thông bên trên.

 

3. Thợ thi cong dien nuoc – Tiến hành lắp đặt tủ điện, bảng điện:

Các tủ điện, bảng điện thường là các loại tủ có bệ đỡ và có thể gắn được trên tường. Công tác lắp đặt các tủ và bảng này phải phối hợp với công tác xây dựng, ngay trước khi hoàn thiện phần tường, vì lúc này chúng ta mới có thể xác định được vị trí các thanh sắt, tắc-kê để lắp tủ.

Cần thực hiện lap dat dien dan dung theo các yêu cầu sau:

  • Nắn bảng tên của các nhánh ra từ tủ: để tiện cho việc kiểm tra và bảo dưỡng sau này.
  • Các thiết bị bên trong tủ: phải được lắp đặt bởi thợ thi công có tay nghề cao. Kích thước và chi tiết các thiết bị bên trong sẽ được bàn giao cho chủ nhà. Cùng bản vẽ để họ tiến hành sản xuất, lắp đặt cũng như có thể tư vấn giám sát việc thi công sau này. Tủ sẽ được thiết kế, lắp đặt theo đúng quy định và đáp ứng được tiêu chuẩn IEC.
  • Lắp đặt tủ ngay sau khi hoàn thành lớp sơn nước một trên tường.
  • Dây tiếp đất: được rải từ vị trí đặt tủ phân phối đến cọc tiếp đất. Hệ thống cọc tiếp đất được lắp ngay sau khi san lấp xong nền, đáp ứng các số đo điện trở quy định trong thiết kế và quy phạm.
  • Dùng đầu cốt cáp để đấu nối: sau khi tủ và bảng điện được đưa vào vị trí đấu nối giữa dây tiếp đất và thanh cái tiếp đất.
Lắp đặt tủ điện, bảng điện đúng kỹ thuật

4. Thợ lap dat dien nuoc tiến hành lắp đặt các thiết bị điện:

Yêu cầu lắp đặt thiết bị điện cần được tuân theo nguyên tắc, cụ thể:

  • Dây điện, ap-to-mat, công tắc: phải đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại được yêu cầu trong bản thiết kế và đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
  • Đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm: được lắp đặt sau khi kéo dây và lớp sơn công trình đã hoàn thiện.
  • Hệ thống dây dẫn và thiết bị điện phải tuân thủ quy trình quy phạm kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với bản vẽ thiết kế để phối hợp đúng tiến độ với phần xây dựng.
  • Hộp điện, hộp chờ phải lắp đặt chính xác cả về vị trí lẫn độ cao, theo đúng tuyến và phải có độ chắc chắn. Các đầu dây chờ phải có dấu phân biệt, tránh lẫn lộn.
  • Tiến hành nghiệm thu hệ thống điện, và hoạt động của hệ thống: ngay khi đã lắp đặt đủ các thiết bị điện, nếu chưa đạt yêu cầu, kiểm tra và sửa đổi kịp thời trước khi bàn giao để đưa vào sử dụng. 
lap-dat-dien-nuoc
Lắp đặt các thiết bị điện trong nhà

5. Thợ làm điện nước thực hiện công tác đấu nối, kiểm tra:

Công tác đấu nối, kiểm tra và nghiệm thu cần phải được thực hiện bởi một thợ thi công hệ thống điện lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối và chất lượng cho hệ thống điện:

Một số điểm cần chú ý thực hiện nghiệm thu thật kỹ, cụ thể:

  • Các đầu ruột cáp được bấm đầu cốt: ngay từ trước khi lắp đặt vào điểm nối củ  khi tiến hành đấu nối: phải kiểm tra cẩn thận sơ đồ đấu nối, hiệu điện thế sử dụng của thiết bị được mô tả trong catalog hoặc trên tem nhãn.
  • Gắn mã số thiết bị: cho hộp nối, đèn chiếu sáng, quạt, máy lạnh, cần đèn, trụ đèn…tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra và bảo dưỡng sau này.

Thợ thi công điện nước chia sẻ kinh nghiệm thi công hệ điện:

Sau khi có trong tay bản vẽ biện pháp lắp đặt điện do kiến trúc sư điện nước có chuyên môn cao thiết kế, ta sẽ tiến hành tuần tự các công tác khác theo nguyên tắc và quy trình cụ thể như sau:

1. Thi công hệ thống điện lạnh:

  • Đối với ống môi chất làm lạnh đi ngầm trong tường hay đi nổi phải bọc cách nhiệt có độ dày >19mm đối với ống hơi và >6mm với ống lỏng.
  • Nên thi công hệ thống điện lạnh ngay sau khi xây tường 5 ngày là hợp lý.
  • Khi lắp ống xả nước ngưng chất liệu PVC, thợ thi công phải bọc cách nhiệt có độ dày >13mm và độ dốc 1%.
  • Lỗ mở xuyên sàn hoặc tường phải được làm kín bằng vật liệu chống thấm nước.
  • Công tác kiểm tra áp lực ống dẫn môi chất lỏng phải được tiến hành kỹ lưỡng trước khi bơm gas vào. Gas phải được kiểm tra áp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 
Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh trong nhà dân, nhà xưởng…

2. Thi công hệ thống truyền thông và báo cháy nổ:

  • Thi công cùng một lúc hai hệ thống đường ống ngầm khuất truyền thông báo cháy và hệ thống ống ngầm khuất điện.
  • Tiêu chuẩn lắp đặt điện là cáp truyền thông phải đặt trong máng, ống tách biệt với cáp trung/ hạ thế với khoảng cách >0.6m.
  • Mối nối dây cáp truyền thông và báo cháy phải đặt trong hộp nối, và nối bằng các phiếm nối.
  • Tiếp địa ở một vị trí duy nhất với tất cả các cấp có màn che.
  • Độ cao lắp đặt với ổ cắm mạng, thiết bị báo cháy theo đúng chỉ dẫn và đáp ứng TCVN.
lap-dat-dien-nuoc
Lắp đặt hệ thống báo cháy trong nhà

3. Thi công hệ thống chống sét công trình:

  • Trình tự thực hiện: kim thu sét F16, h=0,5 mà cọc tiếp địa l63x63x5, l=2,5m đóng đóng vào đất bằng búa, nối giữa cọc bằng thép bản 30×4 tiếp địa được chôn ngập khoảng 0.8m  à dây dẫn sét F16, dây thu sét F10, được nối với dây tiếp địa từ dưới đất lên mái.
  • Tiêu chuẩn lắp đặt: dây thu sét được đặt cách mặt đặt dây >8cm, nối với khung mái, tường bằng các chân bật, khoảng cách giữa các chân bật >1m. Dây thu sét F10 được đặt kẹp tường, cột cũng cố định bằng chân bật như trên.
  • Kim thu sét, dây thu sét phải sơn chống rỉ: dây tiếp địa, cọc tiếp địa tuyệt đối không sơn. 
Thi công hệ thống chống sét công trình

Biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi cong dien:

  • Ap-to-mat, cầu dao, công tắc và các thiết bị điện…phải đặt ở nơi thuận lợi, có hộp che, biển báo hiệu, đảm bảo an toàn trong sử dụng điện.
  • Thiết bị điện phải tiếp đất: đảm bảo có thể bảo vệ an toàn khi sử dụng điện, bảo vệ đoạn mạch khi quá tải.
  • Thợ làm điện nước phải có chuyên môn cao khi thi công điện: các cách làm điện nước nói trên, đặc biệt là biện pháp thi công điện nước nhà cao tầng, công trình lớn phải được thực hiện bởi kỹ sư cơ điện, người có trình độ cao, các nhân công lành nghề đã được huấn luyện về an toàn điện.
  • Phải có đủ lực lượng và phương tiện cần thiết trong công tác phòng cháy, chữa cháy: kỹ thuật thi công điện nước dù có tốt đến thế nào cũng là chưa đủ. Chúng ta phải chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho công tác phòng và chữa cháy, có lực lượng chức năng hỗ trợ kịp thời khi xảy ra mất an toàn điện.

Khi có bất kì thắc mắc nào trong quá trình sử dụng hệ thống điện nước trong nhà, với bất kì sự cố nào, hay cần lắp đặt thêm ô cắm, thiết bị làm má, máy giặt, đồ điện dân dụng…Có thể liên hệ cho thợ thi công lắp đặt hệ thống điện nước chuyên nghiệp của Hưng Thịnh qua hotline thi công điện nước 090 676 5021. Chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/24.

Thợ thi cong dien nuoc hướng dẫn thi công hệ thống cấp thoát nước.

1. Thợ lắp đặt điện nước – Thi công hệ thống cấp nước:

Với ống nước lạnh trong nhà, trong thợ thi công nên dùng ống PPR Pn10 (áp lực danh nghĩa của ống là 10 kg/cm2) ống có chỉ xanh. Với ống nước nóng dùng ống PPR Pn20 ống có chỉ đỏ.

Thi công hệ thống cấp nước trong nhà

– Thi công thô:

Thi công theo tiến độ xây dựng:

Tường xây thô sau 2 ngày mới được phép cắt đục tường đi ống nước âm tường (để đảm bảo cho tường xây có thời gian khô, và chắc chắn hơn).

Các bước cắt đục tường như sau:

Đọc bản vẽ thiết kế > dùng thước đo xác định đúng vị trí tuyến ống > Đánh dấu vị trí tuyến ống đi trên tường, > dùng máy cắt chuyên dụng để cắt 2 đường tạo thành rãnh theo đúng tuyến đã đánh dấu, > dùng máy đục đục tường. Chiều sâu của rãnh đục bằng đường kính ngoài của ống, chiều rộng của rãnh đục bằng 1,5 đến 2 lần đường kính ống.

Với các ống treo trên trần phải dùng ty treo và quang treo phù hợp với từng đường kính ống.

Hàn ống PPR:

Khi hàn lưu ý tránh hiện tượng quá nhiệt sẽ dễ làm thu hẹp tiết diện trong ống hoặc tắc ống do trong công trình thường sử dụng ống có đường kính nhỏ D20, D25.

Thứ áp lực đường ống:

Các vị trí chờ để đấu nối với thiết bị đều phải được bịt cẩn thận để thử áp lực đường ống và cũng để tránh vữa xi măng vào trong ống.

Để kiểm tra khả năng làm việc của đường ống, phát hiện sớm các sự cố như rò rỉ, tắc ống.

Quy trình thử áp như sau:
  • Khi 1 khu vực nào đó đã lắp đặt xong đầy đủ theo thiết kế thì tiến hành thử áp lực.
  • Bịt hết tất cả các đầu chờ cấp cho thiết bị bằng nút bịt ren hoặc bịt trơn.
  • Để lại 2 vị trí đầu tuyến và cuối tuyến (1 vị trí để bơm nước vào và 1 vị trí để xả khí).
  • Sau khi nước tới được vị trí cuối tuyến bịt vị trí này lại và tiến hành kích áp lực.
  • Kích áp lực lên tới 4kg/cm2 thì dừng khóa và đi kiểm tra toàn tuyến phát hiện xem có rò rỉ gì không.
  • Nếu không có sự cố thì giữ nguyên áp lực trong ống sau 2h nếu áp lực trong ống giảm không quá 0,5kg/cm2 thì đạt yêu cầu.

Với những công đoạn này nghe thôi đã thấy khó có thể hình dung, thì khi thực hiện người thợ lap dat dien nuoc gia dinh phải thật sự có kỹ năng và chuyên – ôn tốt mới có thể thi công chuẩn xác trên từng khâu lắp đặt.

– Lắp đặt thiết bị và vận hành chạy thử:

  • Bàn giao lại hệ thống cho bộ phận xây dựng để họ trát, ốp lát. Sau khi ốp lát xong tiến hành lắp đặt thiết bị vệ sinh, lắp đặt máy bơm nước. Việc lắp đặt két nước mái có thể tận dụng cẩu tháp hoặc máy tời bên xây dựng để tiến hành lắp sớm hơn.
  • Vận hành chạy thử toàn bộ hệ thống.
  • Kiểm tra đầy đủ toàn bộ hệ thống xem đã đủ điều kiện vận hành chưa, còn chỗ nào chưa hoàn thiện không.
  • Kiểm tra hệ thống điện, khóa tất cả các van cấp nước xuống. 
  • Tiến hành bơm nước lên két mái kiểm tra sự hoạt động máy bơm đã ổn định chưa.
  • Sau đó bơm tiếp đến khi được khoảng ½ dung tích két mái thì dừng bơm. Mở lần lượt từ từ các van khóa để xông nước kiểm tra các thiết bị.
  • Lưu ý nguyên tắc mở van nước mở theo dòng nước chảy. Ví dụ: b1 mở van tổng, b2 mở van trục (nếu có) b3 mở van nhánh của trục đã mở, B4 mở van khu vệ sinh của nhánh đã mở và kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong khu vệ sinh, trong nhánh, trong trục đã mở. Cứ như vậy mở nước lần lượt các trục, nhánh còn lại.

2. Thợ làm điện nước thi công ống thoát nước.

Lựa chọn loại ống thoát. Với các căn biệt thự, nhà liền kề nên dùng ống UPVC C2 (class 2). Ống C0, C1 chỉ nên dùng cho các công trình nhỏ, mang tính tạm thời.

thi-cong-he-thong-ong-thoat-nuoc
Thi công hệ thống ống thoát nước

Thi cong dien nuoc – Thi công thô:

  • Chỉ cần sàn đổ bê tông đã được tháo cốp pha là đã có thể thi công ống.
  • Về các lỗ mở hộp kỹ thuật, lỗ chờ ống thoát thiết bị vệ sinh. Với các công trình đã có sẵn thiết kế thì các lỗ này nên được đặt chờ ngay từ khi làm sắt sàn.
  • Với các công trình nhỏ thường hay thay đổi thiết kế, và không có bản vẽ chuẩn thì chỉ nên đặt chờ lỗ mở hộp kỹ thuật thôi.
  • Các lỗ xuyên sàn để khi lắp đặt dùng máy khoan rút lõi bê tông, như vậy sẽ chính xác hơn, ít sai sót hơn.
Quy trình lắp đặt đường ống.
  • Tiến hành dựng trục thoát nước, dựa vào thiết kế xác định chính xác số lượng ống, đường kính trong trục, gia công giá đỡ trục (mỗi tầng tối thiểu 1 giá đỡ ống) bắt cố định vào tường hoặc sàn.
  • Tiến hành lắp đặt ống thoát nước nhánh. Vì có nhiều ống nhánh nên sẽ lắp đặt theo nguyên tắc ống bên trên lắp đặt trước, ống dưới lắp đặt sau và lắp từ trục lắp ra tới các lỗ chờ. Và phải đảm bảo độ dốc tối thiểu đường ống thoát.

Ở công đoạn này người thợ thi công lắp đặt điện nước dân dụng cần thực hiện tỉ mỉ và chuẩn xác. Có như vật một hệ thống thoát nước hoạt động chất lượng và bền bỉ mới thật sự được ra đời và phục vu tốt nhất cho khách hàng.

Thử kín đường ống thoát nước.

  • Thường sẽ phải thử kín theo trục. Thử từng trục 1 và 3-4 tầng thử 1 lần với nhà cao tầng. Nhà dưới 5 tầng chỉ thử 1 trục 1 lần.
  • Gắn nắp bịt kín tất cả các đầu chờ của tuyến ống, rồi tiến hành đổ nước vào trong trục đổ từ điểm cao nhất, đổ đầy ống rồi đi kiểm tra, nếu phát hiện sự cố, đánh dấu để khắc phục.
  • Đổ bù và chống thấm cổ ống xuyên sàn. Đây là việc hết sức quan trọng, nếu làm không cẩn thận nước sẽ thấm qua những vị trí như này xuống bên dưới gây ẩm mốc rất mất mỹ quan.
  • Trước khi đổ bù cần đục tỉa xung quanh miệng ống rộng khoản 3 cm sâu 2-3 cm, vệ sinh sạch sẽ miệng ống, ghép cốp pha và đổ bù cổ ống bằng vật liệu vữa không co chuyên dụng.
  • Sàn nhà vệ sinh sau khi đổ bù cổ ống cần phải làm 2 lớp chống thấm sàn và lên tường 30cm. Cho nước vào sàn để ngâm trong 2 ngày, kiểm tra kỹ xem có bị thấm không. Nếu bị thấm thì phải vệ sinh chống thấm lại cả khu vệ sinh này.

Công tác hoàn công hệ thống cấp thoát nước.

  • Sau lắp đặt xong phần thô (phần đường ống) cần tiến hành vẽ hoàn công. Mục đích xác định khối lượng vật tư và để làm tài liệu sau này sửa chữa ngôi nhà.
  • Bản vẽ hoàn công cần thể hiện rõ ràng vị trí ống đi âm tường, hướng tuyến, nguyên lý của hệ thống. Dựa vào bản vẽ hoàn công có thể tính chính xác khối lượng vật tư đã sử dụng.
  • Người thợ thi công lắp đặt điện nước gia đình cần có chuyên môn cao và có kinh nghiệm trong vấn đề này để mang lại bản vẻ chuẩn xác nhất.

Nếu bạn không phải là một thợ kỹ thuật thi cong dien nuoc hoặc bạn khá bận và không có thời gian để thiết kế và thi công. Bạn đang tìm hiểu và tham khảo giá để tìm đơn vị thợ làm điện nước cho mình. Hãy để Hưng Thịnh giúp bạn. Chúng tôi sẽ thi công và hoàn thành công trình điện nước chất lượng và hoàn hảo nhất. Bạn hãy yêu tâm, tin tưởng vào đội ngũ thợ thi công chuyên nghiệp của Hưng Thịnh! Chúng tôi sẽ không làm khách hàng phải thất vọng!

Nguyên tắc trong thi công điện nước trong nhà:

Nguyên tắc trong thi công lắp đặt hệ thống điện nước của Công Hưng Thịnh luôn đảm bảo đúng theo thiết kế và nguyên tắc cũng như tiêu chuẩn của nghề điện nước.

Việc thi công lap dat dien nuoc cần phải đảm bảo được các nguyên tắc không những để đảm bảo tính an toàn mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cho ngôi nhà của bạn.

Sau đây Hưng Thịnh sẽ liệt kê chi tiết một số nguyên tắc trong thi công lắp đặt hệ thống điện nước trong nhà đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Mới bạn đọc theo dõi.

1. Nguyên tắc lắp đặt hệ thống điện trong nhà:

Nguyên tắc lắp đặt đường dây điện trong nhà:

  • Khi lắp điện trong nhà tuyệt đối không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt.
  • Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hỏa hoạn cháy nhà, gây ra nhiều hỏng hóc.
  • Khi đi dây dẫn trong nhà nên đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà,… ) không nhỏ hơn 10 mm.
  • Đảm bảo nguyên tắc khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).
  • Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.
  • Tất cả đường dây đều phải có các thiết bị bảo vệ an toàn chống chập, cháy nổ, điện giật…

Nguyên tắc lắp đặt công tắc điện và các thiết bị khác:

  • Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời. 
  • Cầu dao điện, công tắc điện nên được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5 m. Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, cắt điện.
  • Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn quy định thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.
  • Thợ thi cong dien nuoc chuyên nghiệp của Hưng Thịnh khuyến cáo các gia đình ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua nơi này mà nên đặt ở ngoài cửa nhà tắm.
  • Cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.
  • Không lắp đặt thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, có nước xuyên tạc qua, tránh gây rò rỉ, gây giật điện.

Nguyên tắc sử dụng điện an toàn khác:

  • Trẻ em gần các nguồn điện là hết sức nguy hiểm nên cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.
  • Đặt các ổ cắm điện, công tắc điện trên cao và có nắp đậy an toàn khi không sử dụng đến để tránh nhà có bé nhỏ, gây giật điện.
  • Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc…khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.
  • Trong trường hợp điện trong nhà bị hỏng, Cần tránh xa khu vực điện đang hư hỏng, tắt cầu giao tổng và gọi ngay cho thợ thi công hệ thống điện chuyên nghiếp đến hỗ trợ vfa xử lý kiệp thời. Không tự ý sửa chữa khi không hiểu về điện.
  • Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất, nối không bảo vệ an toàn.

2. Nguyên tắc nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện:

Việc nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi có hiện tượng dò điện vì vậy cần thực hiện tốt việc nối đất.

Thợ thi công lap dat dien nuoc của Hưng Thịnh đã nhiều lần sửa điện nước tại nhà khác hàng nhưng không có nối đất nên đã tư vấn thi cong dien nuoc và khuyến cáo khách hàng trong việc nối đất cho thiết bị điện để nâng mức độ an toàn cao hơn.

Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.

Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ-do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ là giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.

Việc nối đất an toàn cho người sử dụng và các thiết bị khi có sấm sét hay khi hệ thống điện có vấn đề cần được thợ thi công điện nước chuyên môn đảm nhận thi công. Để nâng cao chất lượng lắp đặt và đảm bảo an toàn khi gặp sự cố.

3. Nguyên tắc khi thi công hệ thống cấp thoát nước trong công trình dân dụng:

Khi thi công hệ thống cấp thoát nước trong công trình dân dụng, ngoài việc cần chuẩn bị bản thiết kế và sơ đồ lắp đặt hệ thống cấp thoát nước trong nhà, thợ thi công làm điện nước nhà dân còn cần kiểm tra hệ thống điện nước vận hành cẩn thận, từ đó đảm bảo được tính hoàn thiện của công trình xây dựng, phòng tránh những sự cố có thể xảy ra.

Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước cẩn thận.

  • Một trong những tiêu chí đầu tiên khi thi công hệ thống cấp thoát nước là cần tiến hành kiểm tra cẩn thận.
  • Đối với những công trình đã lắp đặt hệ thống cấp thoát nước đầy đủ, chúng ta có thể kiểm tra kỹ ở từng bộ phận. Kiểm tra năng suất hoạt động có tốt không? Kiểm tra hạn sử dụng của hệ thống thiết bị và hệ thống đường ống cấp thoát nước để kịp thời khuyên sửa chữa và thay thế trước khi tiến hành thi công bước tiếp theo.

Điều chỉnh chính xác độ dốc của đường ống.

  • Khi lắp đặt hệ thống cấp thoát nước trong gia đình, thợ thi công lắp điện nước giá rẻ cũng cần chú ý điều chỉnh độ dốc của đường ống sao cho phù hợp nhất.
  • Độ dốc của đường ống phải bằng 4% so với chiều dài của dây để đảm bảo quá trình lưu thông nước thải và chất thải thuận tiện hơn.

Chú ý khi lắp đặt đường ống thoát nước.

Đối với những công trình dân dụng khi lắp đặt đường ống thoát nước thợ chuyên thi công điện nước cần chia đường ống thoát nước thành hai hệ thống riêng biệt: đường ống thoát nước mưa và đường ống thoát nước thải sinh hoạt, cụ thể:

  • Với đường ống nước mưa thì tùy theo nhu cầu mà đưa đường nước mưa chảy ra ngoài hoặc đưa vào dùng làm nước sinh hoạt đều được.
  • Còn với đường ống nước thải sinh hoạt khi lắp đặt chúng ta cần lắp thêm đai ôm ống nước hoặc giá đỡ ống nước để tránh va chạm là tốt nhất.
  • Khi lắp đặt đường ống thoát nước, tốt nhất nên chọn ống PVC và dùng keo dãn ống chuyên dụng để kết dính các khúc ống lại với nhau dễ dàng hơn. Hạn chế đường ống có quá nhiều khoảng gấp khúc, quanh co.
  • Nên chọn đường cống thoát nước dưới lòng đất, điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng đường ống bị hư hỏng, chỉ cần sử dụng keo chống thấm để giảm thiểu tình trạng đường ống xuống cấp và rò rỉ là được.
  • Cần lắp đặt thêm ống thông khí có độ nghiêng 45 độ vào đường ống nước thải, thiết kế thêm cửa thăm để giúp người thợ làm có thể tiếp cận và sửa chữa đường ống dễ dàng hơn khi có sự cố phát sinh.

4. Nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp thoát nước tòa nhà:

Đối với hệ thống cấp nước:

1. Bố trí bể chứa nước:
  • Việc bố trí bể chứa thường được thiết kế dưới tầng hầm.
  • Cần bố trí xa các trục đứng, cao độ hợp lý làm sao cho khi có sự cố vỡ đường ống thoát nước (nước xí, nước tiểu) không bị tràn vào bể nước sạch.
  • Bố trí bên ngoài tòa nhà nếu có diện tích và không gian hợp lý.
  • Bố trí trong hầm nhưng phải xa những vị trí trục đứng, vị trí chịu lực, miệng bể cao so với nền tối thiểu 200 mm.
2. Đối với phòng bơm.
  • Cần bố trí quạt thông gió, đảm bảo sự thông thoáng cần thiết.
  • Với các phòng bơm lớn cần được cách âm.
  • Sàn phòng bơm cần có độ dốc để thoát nước khi có nước rò rỉ.
  • Các bơm cần đặt trên đế cao su hoặc lò xo giảm rung.
3. Đối với máy bơm dự phòng.
  • Khi thiết kế luôn phải thiết kế bơm dự phòng cho hệ thống.
  • Khi thiết kế hệ thống điều khiển bơm thì các bơm cần được hoạt động kiểu luân phiên theo giờ hoặc theo ngày.
4. Đối với đường ống cấp nước lên mái:
  • Trước và sau bơm cần lắp đặt nối mềm giảm rung cho bơm.
  • Đừng đẩy của bơm cần lắp đặt van 1 chiều, van chống nước va.
  • Cần thiết kế đường ống mồi nước thuận lợi cho quá trình sửa chữa, bảo trì.
  • Chiều dày của ống bảo đảm bảo đặc biệt là các tòa nhà cao, áp lực lớn.
5. Đối với Tank nước mái:
  • Cần phối hợp với đơn vị thiết kế kết cấu để tăng khả năng chịu lực.
  • Nên chọn các tank nước nằm ngang do giá đỡ các đơn vị gia công rất kém chất lượng đặc biệt là giá đỡ tank đứng, rất hay xảy ra sự cố. Đặc biệt đối với tank nước cho nhà tư nhân, gia đình.
  • Với nhà ở tư nhân, nhà gia đình nên chú ý chiều cao tank so với thiết bị dùng nước đặc biệt như máy giặt, sen tắm. Nếu không đảm bảo chiều cao tối thiểu thì sẽ phải lắp thêm máy bơm tăng áp.
  • Trên đường ống cấp trục đứng cần lắp các van giảm áp để đảm bảo độ bền cho các thiết bị dùng nước.
  • Các tầng, các nhà vệ sinh nên lắp đặt các khóa nước phục vụ cho việc sửa chữa, thay thế.
  • Thợ thi công lắp đặt điện nước hạn chế tối đa các đường ống nước nóng và lạnh giao nhau vì tường các khu vệ sinh thường là tường 100 mm, rất dễ gây nguy hiểm.

Đối với hệ thống thoát nước:

1. Ống thoát nước
  • Khi thiết kế cần tách biệt ống thoát xí và tiểu, ống thoát nước sàn, thoát nước bếp, nước mưa. Tránh hiện tượng thiết kế chung đường ống thoát sàn và nước xí tiểu gây hiện tượng mùi.
  • Hệ thống thoát nước của nhà bếp (chung cư) cần cho vào trục riêng không đi chung với thoát sàn và cần phải đưa vào hệ thống xử lý nước để xử lý mỡ đọng.
  • Ống thoát cần đảm bảo độ dốc cần thiết, không nên quá dốc.
  • Cần thiết kế các bẫy mùi, tránh hiện tượng mùi bốc nên đặc biệt vào mùa hè.
  • Ống thoát cần phải được kết nối với ống thông hơi, ống thông tắc trục đứng và trục ngang.
  • Đối với hệ thống thoát trục đướng cần lắp đặt các đoạn ống giảm tốc.
2. Khu vực nhà vệ sinh:
  • Nền nhà vệ sinh càng dốc càng tốt, nên chống thấm nếu có nhiều ống qua sàn, độ dốc nên hạn chế đổ về phía các ống qua sàn.
  • Thợ thi công lắp điện nước nhà vệ sinh nên lắp đặt các ống thoát sàn không gần hộp kỹ thuật, vì dễ gây thấm hộp kỹ thuật.
  • Tránh lắp ống thoaats sàn gần nhiều ống xuyên sàn, khoảng cách từ thoát sàn đến tường xung quanh tối thiểu 50mm.
  • Thợ thi công điện nước công trình cần bố trí quạt thông gió cho nhà vệ sinh giảm mùi hôi, tạo thông thoáng.
  • Bố trí các thiết bị vệ sinh cho hợp lý theo tần suất sử dụng: Đối với nhà chung cư: Cửa vào -->Chậu rửa --> Vòi rửa --> Sen tắm --> Xí (không vách ngăn). Còn đối với khu công cộng: Cửa vào --> Chậu rửa --> Tiểu nam --> Xí.

Một vấn đề thực tế là chỉ có những kiến trúc sư, thị thi công hệ thống điện nước chuyên ngành mới có thể đảm bảo thi công đúng chuẩn, chất lượng và tuân thủ đúng các nguyên tắc quan trọng bên trên. Có như vậy mới đảm bảo một hệ thống điện nước chất lượng, hoàn hảo trao đến tay khách hàng.

Hãy để đội ngũ thợ lap dat dien nuoc của Hưng Thịnh giúp bạn có được điều đó! Liên hệ cho chúng tôi qua hotline 090 676 5021 khi bạn có nhu cầu sửa chữa, lắp đặt hay thi công mới hệ thống điện nước cho ngôi nhà tổ ấm của mình!

thi công điện nước trọn gói
Dịch vụ lắp đặt điện nước Hưng Thịnh