Cần tìm thợ hồ chuyên nghiệp:
Bạn cần tìm đội thợ hồ để sửa chữa, xây dựng nhà cửa hay sửa chữa những hư hỏng nhỏ trong nhà. Công ty Sửa Nhà Hưng Thịnh sở hữu đội ngũ thợ nề xây dựng uy tín được đào tạo chuyên nghiệp.
Dịch vụ Sửa Nhà Hưng Thịnh chuyên cho thuê thợ hồ xây dựng các công trình dân dụng lớn nhỏ như nhà dân, chung cư, nhà liền kề, biệt thự, quán ăn, shop, quán café, nhà hàng, khách sạn…
Đã từng tham gia xây dựng, sửa chữa nhiều công trình lớn nhỏ tại thành phố Hồ Chí minh, Bình Dương, Biên Hòa.
Khi quý khách có nhu cầu cần tìm đội thợ thi công xây dựng để xây sửa nhà cửa hay liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được phục vụ nhanh chóng.
THỢ HỒ XÂY NHÀ CỦA SỬA NHÀ HƯNG THỊNH CUNG CẤP:
- Bạn đang can tim tho ho xay dung? Chúng tôi cho thue tho ho xay nha giá rẻ cho các công trình nhà ở, nhà cho thuê, chung cư…
- Chúng tôi cung cấp tho ho tphcm, và các tỉnh khác như Bình Dương, Biên Hòa – Đồng Nai. Đơn giá cho thuê thợ phụ thuộc vào số lượng công việc bạn cần làm.
- Tho ho phu ho của chúng tôi được đào tạo bài bản, có kính nghiệm lâu năm trong nghề xây dựng. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và kỹ năng của thợ.
- Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thợ phụ, thợ ốp lát gạch, thợ xây và thi công nhà ở, cũng như sửa nhà từ nhỏ lẻ đến nhận sửa nhà trọn gói. Bạn có thể xem thêm các dịch vụ khác tại SỬA NHÀ HƯNG THỊNH.
- Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn can tho ho chất lượng nhé!

Khu vực phục vụ thợ hồ của công ty Sửa Nhà Hưng Thịnh:
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp thợ nề tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa như:
- Thợ hồ TPHCM tại quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, thợ hồ quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12.
- Thợ hồ Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, tho ho Go Vap, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức.
- Tho ho Hoc Mon, Nhà Bè, Bình Chánh.
- Thợ hồ tại Dĩ An, Thuận An, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Tân Uyên.
- Cho thuê thợ nề tại Biên Hoà.
Định nghĩa thợ hồ là gì? (Thợ nề là gì?)
Thợ hồ còn có tên gọi khác là thợ nề là những người lao động chân tay. Thường không được đào tạo qua trường lớp mà phần lớn là tự học kinh nghiệm từ những người đi trước trong ngành xây dựng.
Thường bắt đầu từ phụ hồ thường đảm nhận những công việc như: Đào đất, trộn hồ, trộn bê tông, khuân vác gạch, ngói, cây cối, mái tôn… Nói chung là những công việc lao động chân tay nặng nhọc. Tho ne đa số lao động chủ yếu bằng chân tay nên thường không yêu cầu bằng cấp.
Do không được đào tạo qua trường lớp nên công việc của thợ hồ tìm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì tiếp xúc nhiều với bụi bẩn và làm việc ở trên cao không được trang bị bảo hộ đầy đủ.

Mô tả công việc của tho ho:
Công việc của thợ rất đa dạng thường là xây sửa nhà cửa, cầu đường, cơ sở hạ tầng. Người thợ bắt đầu công việc từ những khâu đầu tiên cho đến khi công trình hoàn thiện theo sự giám sát của người chỉ huy. Công việc của thợ hồ bao gồm:
Đào móng nhà:
- Đây là công việc đầu tiên khi bắt đầu xây dựng công trình. Công việc này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi người thợ chính phải có nhiều kinh nghiệm. Để lấy được các thông số lấy độ cao của công trình để có thể xác định độ sâu và độ rộng của móng, xác định ví trí của móng, cân chỉnh móng cho hợp lý.
- Việc đào móng nhà rất quan trọng vì móng là phần chịu toàn bộ tải trọng của công trình. Nếu tính toán không chính xác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sụp lún, nghiêng đỗ công trinh.
- Móng nhà thường được chia ra nhiều loại như: Móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc.

Đan sắt và đổ cột:
Sau khi đã hoàn thành công việc đào móng công việc tiếp theo của người thợ hồ là phối hợp với thợ sắt và thợ cốp pha để chuẩn bị đan sắt để đổ bê tông sàn nhà, cột nhà.
Lắp đặt và hoàn thiện công trình:
Đây là công việc cuối cùng trong công trình xây dựng bao gồm những công việc như sau: Xây tường, đổ sàn bê tông, lắp đặt cầu thang, lắp cửa, ốp lát gạch tường sàn, nhà, sơn nước…
Dụng cụ của thợ hồ bao gồm những gì?
Để cho công việc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng đạt hiệu quả cao trong công việc thì không thể thiếu những dụng cụ chuyên dụng cho thợ hồ như:
- Bay: Là dụng cụ không thể thiếu của bất kỳ thợ hồ nào. Bay được cấu tạo gồm lưỡi bay bằng kim loại và cán làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa. Bay dùng để trộn hồ xây tường gạch, chặt gạch và cân chỉnh gạch.
- Thước thủy: Dùng để cân chỉnh cao độ, độ nghiêng của mặt phẳng. Dùng để đo độ cân bằng khi lắp đặt các thiết bị và cân chỉnh độ dốc của sàn.
- Thước cuộn: Dùng để đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của các bức tường, sàn nhà và các thiết bị lắp đặt.
- Dụng cụ trộn hồ: Bao gồm cối trộn hồ, xô, máng trộn hồ, xẻng, máy trộn hồ…
- Quả dọi: Thường làm bằng kim loại có hình dạng trụ tròn một đầu được làm nhọn một đầu nối với một sợi dây. Dùng để lấy mốc của một điểm khi cần xây cột hoặc tường.
- Dây nhợ xây dựng: Dây nhợ thường được cuộn trong các ống nhựa dùng để căng lấy mốc để xây những bức tường.
- Búa, đục: Dùng để đục tường, chặt gạch.
- Máy cắt gạch: Dùng để cắt gạch.
- Dụng cụ bảo hộ lao động: Để đảm bảo an toàn trong lao động người thợ cần trang bị những dụng cụ bảo hộ như: Mũ bảo hộ, nón bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay bảo hộ, quần, áo bảo hộ.
Lương của thợ hồ bao nhiêu?
Thợ hồ thường làm những công việc nặng nhọc vậy lương của thợ hồ bao nhiêu một ngày. Tiền lương của thợ hồ thường không có một mức cố định nó phụ thuộc vào tay nghề và vị trí công việc đảm nhận.
Tiền lương của thợ hồ thường được phân làm hai loại đó là trả lương theo ngày công hoặc lương khoán.
Công thợ hồ 1 ngày bao nhiêu?
Nếu nhận lương theo ngày công: Đây là hình thức trả lương được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Theo hình thức này người thợ sẽ được trả lương theo tuần hoặc theo tháng. Hiện nay mức lương người thợ chính được trả khoảng 450 đến 600 ngàn đồng một ngày, thợ phụ từ 300 đến 450 ngàn đồng một ngày – Lương thợ hồ 2020.
Nhận lương khoán: Đây là hình thức trả lương dựa vào khối lượng công việc sau khi hoàn thành. Lương khoán thường được áp dụng cho các công trình xây dựng, sửa chữa dân dụng.
Hướng dẫn cách tô trát tường đúng kỹ thuật:
Kỹ thuật xây tô tường tưởng chừng đơn giản đối với những người thợ hồ tuy nhiên nếu không chuẩn bị tốt và thi công đúng kỹ thuật có thể để lại những hệ lụy sau một thời gian sử dụng. Để có thể có cách trát tường nhà đẹp đúng kỹ thuật bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt tô trát tường.
- Trước khi bắt đầu tô trát tường cần kiểm tra xem bề mặt có bị gồ ghề hay không, cần xử lý bề mặt bằng phẳng, sạch sẽ không bám dính bụi bẩn, rêu mốc.
- Công việc trát tường chỉ thực hiện sau khi hoàn thành việc lắp đặt đường dây điện, đường ống nước trong tường.
- Đối với trần nhà bê tông cần làm nhám bề mặt để tăng độ bám dính.
- Cần phun nước lên bề mặt tường để tạo độ ẩm và tăng khả năng bám dính của hồ tránh nứt tường sau khi trát.
- Cần đóng lưới lên tường ở những vị trí giáp tường và sàn nhà, những đường đục cắt tường đi đường điện nước.
Bước 2: Ghém tường: Là bước vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng của việc tô trát tường.
- Để tường có thể được bằng phẳng cần lấy mốc trước khi trát tường.
- Sử dụng máy laser và quả dọi để ghém tường.
- Sử dụng hồ dầu và gạch để lấy ghém trên mặt phẳng cần thi công.
- Việc lấy ghém mốc chính xác giúp cho người thợ thi công nhanh và đẹp hơn.

Bước 3: Chuẩn bị hồ tô trát.
- Khi chuẩn bị cát trộn hồ cần sàn lọc cẩn thận không để những hạt đá sỏi lọt vào.
- Tỷ lệ trộn hồ trát tường theo tỷ lệ 1 bao xi măng trộn với 10 thùng cát.
- Nên trộn hồ bằng máy trộn cho đều không nên trộn bằng tay.
- Hồ sau khi trộn nên đựng vào thùng chứa để không bị mất nước.
Bước 4: Tiến hành tô trát tường.
- Để có thể thi công trát tường đúng kỹ thuật, trước tiên phải pha hồ dầu để quét lên các vị trí đà dầm, trụ cột bê tông và các mối nối.
- Nên tô trát tường bề dày theo tiêu chuẩn khoảng 10 đến 15mm. Nếu cần trát dày hơn thì bạn nên làm nhiều lớp và cần lưu ý sau khi lớp đầu khô rồi mới làm thêm lớp mới.
- Sử dụng bay trát hồ lên tường tiếp theo dùng thước nhôm kéo phẳng bề mặt.
- Đợi cho tường rút nước dùng bàn xoa bề mặt cho bằng phẳng và mịn.
- Sau khi tô tường xong từ 4 đến 6 tiếng tưới nước nhẹ lên bề mặt để tạo độ ẩm chống nứt tường.
Hướng dẫn cách xây tường gạch:
Trong quá trình thi công xây dựng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trong đó việc xây tường đảm bảo đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng chính vì vậy công ty Sửa Nhà Hưng Thịnh xin hướng dẫn quy trình xây tường như sau:
Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ:
Vật liệu bao gồm: Cát, gạch, xi măng, nước sạch để trộn hồ.
Dụng cụ bao gồm: cuốc xẻng, xô máng trộn hồ, bay, thước cuộn, thước kéo, cân thủy, thước nhôm, dây nhợ.
Các bước xây tường gạch đúng kỹ thuật:
Bước 1: Chọn kiểu xây cách đặt gạch.
Khi xây tường có nhiều cách đặt gạch khác nhau nhưng phải đảm bảo không được trùng nhau theo chiều thẳng đứng. Cách xây phổ biến nhất hiện nay là đặt gạch so le nhau giữa hai hàng gạch.
Bước 2: Tính toán số lượng vật liệu cần sử dụng.
- Trong thi công xây dựng thường sử dụng đơn vị thể tích để tính toán vật liệu xây dựng.
- Thể tích của viên gạch: V = chiều dài x chiều rộng x chiều cao. Đơn vị là m³.
- Độ dày lớp hồ khoản 10mm.
- Thể tích một cữ xây: Vc = (D + 0,01) x (R + 0,01) x (C + 0,01) (m³).
- Số lượng viên gạch xây cho 1m³ tường là: SL = 1 / Vc (viên).
- Thể tích hồ để xây 1m³ tường là: Vv = 1 – (SL x V) (m³).
Để biết thể tích của tường, ta sẽ tính được số lượng viên gạch và hồ cần sử dụng.
Bước 3: Chuẩn bị nền móng đánh dấu mốc hai đầu tường, sử dụng dây mực lấy dấu đường gạch cần xây.
- Đặt hàng gạch khô đầu tiên theo dấu mực và mốc trước đó, sử dụng cử mạch gạch chia đều khoảng cách giữa các viên gạch.
- Cần tính số lượng gạch còn nguyên và số lượng cắt một nữa cho hợp lý.

Bước 4: Dọn dẹp vệ sinh khu vực xây tường.
- Khi cắt gạch cần tính thêm cả chiều dày mạch vữa.
- Xếp gạch và đặt gạch theo số lượng vừa đủ cho đoạn tường cần xây cách nhau khoảng 1,5 đến 2 mét.
Bước 5: Ngâm gạch vào nước, trộn hồ và vận chuyển đến khu vực xây tường.
Bước 6: Tiến hành xây những hàng gạch đầu tiên.
- Trải hồ theo đường gạch cần xây, đặt gạch vào vị trí hồ vừa trải dùng cán bay gõ vào viên gạch để điều chỉnh gạch thẳng hàng.
- Tiếp tục đặt những viên gạch tiếp theo. Cho thêm hồ vào viên gạch đầu tiên và đặt tiếp những viên gạch tiếp theo, điều chỉnh khoảng cách giữa hai viên gạch khoảng 10mm. Sử dụng bay gạt bỏ những phần hồ thừa.
- Sử dụng thước nhôm dài căn chỉnh cho những hàng gạch được thẳng hàng. Đặc biệt là những hàng gạch đầu tiên vì nó là chuẩn của những hàng gạch tiếp theo. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi xây hết phần tường còn lại.
Cách trộn vữa xây tường:
Khi xây tường cho công trình nếu bạn biết cách trộn vữa đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm được vật tư và chi phí nhân công xây dựng. Bạn cần trộn sao cho vữa không bị khô quá hoặc nhão quá. Nếu biết được tỉ lệ của vật liệu và các bước trộn và sử dụng vữa bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để có được mẻ vữa chất lượng.
Phần 1: Học công thức:
Đong một phần xi măng và ba phần cát.
- Để có được hỗn hợp vữa đạt tiêu chuẩn, bạn cần trộn cát với xi măng theo tỉ lệ 1 phần xi với 3 phần cát. Nếu bạn muốn trộn 1 bao xi măng thì sử dụng 3 bao cát để có được một mẻ vữa lớn. Bạn nên trộn vừa đủ sử dụng không nên trộn quá nhiều.
- Việc tính toán đo lường không cần phải chính xác. Thông thường khi muốn trộn số lượng vữa lớn cát sẽ được tính bằng xẻng đầy. Một bao xi măng khoảng 15 đến 18 xẻng đầy tùy theo kích cỡ của xẻng. Trộn vữa theo đúng tỷ lệ là điều quan trọng nhưng không cần thiết phải quá chính xác bạn có thể ước chừng bằng mắt.
Sử dụng đúng lượng nước.
- Khi trộn 1 bao vữa cần sử dụng khoảng 12 lít nước để đạt độ sệt hợp lý. Lượng nước cần sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, độ ướt của cát và loại hỗn hợp khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn của sản phẩm để sử dụng khi muốn thêm nước.
- Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của môi trường có thể ảnh hưởng đến hỗn hợp nên cũng cần phải tính đến. Nếu hỗn hợp khô sẽ kết dính nhanh hơn còn hỗn hợp ướt sẽ giúp cho thợ dễ xây hơn. Điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn khi trộn vữa.
Sử dụng đúng lượng cát và xi măng.
- Nên sử dụng các loại cát có kích thước nhỏ mịn, sử dụng xi măng còn mới chưa mở miệng sẽ tốt hơn xi măng cũ.
- Trên thị trường hiện nay có những loại vữa pha sẵn có thể sử dụng liền không cần pha trộn nhưng chi phí đắt hơn chỉ thích hợp sử dụng cho các công trình nhỏ.
- Nên bảo quản xi măng ở những nơi khô ráo tránh ẩm ướt, khi sử dụng cần kiểm tra xem xi măng có bị vón cục hay không.
- Các hãng xi măng khác nhau thì tỷ lệ pha trộn cũng khác nhau một chút nhưng không nhiều.
Cần cân nhắc khi dùng vôi như một chất phụ gia.
- Ở tại một số nơi mà những bức tường phải thường xuyên chịu gió mạnh và các yếu tố thời tiết khác. Người ta thường cho vôi thêm vào vữa để tăng khả năng kết dính và độ chắc chắn cho công trình. Nếu bạn muốn cho thêm vôi thì cũng phải cho thêm cát để cân bằng tỷ lệ pha trộn để có thể tạo ra loại vữa kết dính tốt hơn.
- Nếu bạn muốn cho thêm vôi thì tỉ lệ pha trộn là 6 phần cát pha với 2 phần vôi và 1 phần xi măng. Cho thêm vôi vào trong vữa sẽ làm cho đông dính nhanh hơn cũng có nghĩa là bạn cần phải thao tác nhanh hơn và trộn vữa đủ dùng không nên trộn nhiều quá.
Điều chỉnh tỷ lệ trộn vữa phù hợp với thời tiết.
- Ở những khu vực có khí hậu lạnh và ẩm ướt độ kết dính sẽ khác so với những khu vực có khí hậu nóng và khô. Bạn có thể nhận thấy nếu sử dụng ít cát và nhiều nước hơn sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp này. Bạn cần phải thử nghiệm nhiều lần để đưa ra công thức thích hợp.
- Tóm lại khi sử dụng vữa ở thời tiết khô và nóng sẽ dễ hơn nơi có thời tiết lạnh và ẩm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có điều kiện thích hợp, bạn cần học cách nhận biết độ sệt của vữa và sử dụng đủ lượng nước.
- Vữa có độ sệt đúng tiêu chuẩn sẽ bám dính trên bay khi ta để bay vuông góc 90 độ. Nhưng cũng phải đảm bảo đủ ướt để thao tác thi công dễ hơn.
- Nếu trộn vữa trong thời tiết quá lạnh bạn nên cho thêm vôi, nếu trong thời tiết nóng ẩm bạn cần cho thêm nước để tăng phản ứng thủy hóa của xi măng giúp cho xi măng đông kết nhanh hơn.
Phần 2: Trộn vữa bằng máy trộn:
Làm ướt máy trộn và dụng cụ đựng hồ.
- Trước khi thực hiện cho vật liệu vào bạn cần làm ướt tất cả dụng cụ mà bạn sẽ trộn vữa. Cho khoảng một phần hai lượng nước cho mẻ trộn vào máy trộn và cho một ít nước vào các vật dụng đựng vữa.
- Máy trộn vữa có nhiều cánh có thể chứa được khoảng 3 bao hỗn hợp 36kg giúp cho việc trộn vữa đỡ tốn thời gian. Nếu bạn không có đủ điều kiện mua máy trộn bạn có thể thuê máy trộn để làm việc. Nếu bạn có khối lượng công việc lớn làm trong nhiều ngày thì nên thuê máy.
Cho vật liệu khô vào máy trộn và bắt đầu trộn vữa.
- Bạn cần cho máy trộn hoạt động để cho các cánh trộn khuấy đều và nhẹ nhàng sau đó cho nguyên liệu khô vào. Cần lưu ý không nên ném vật liệu vào máy trộn làm nước bắn tung tóe có thể làm hỏng xi măng gây lãng phí.
- Trình tự cho các vật liệu vào cũng không quan trọng lắm. Nhưng thường thì người thợ hay cho xi măng vào trước, tiếp theo cho cát nếu bạn không sử dụng vữa trộn sẵn cuối cùng là cho xi măng vào.
- Khi trộn vữa bạn cần quan sát độ sệt của vữa nếu khô quá bạn nên cho thêm nước để làm cho vữa đạt độ dẻo nhất định. Không nên cho quá nhiều nước mẻ vữa sẽ bị nhão giảm khả năng kết dính.

Phần 3: Trộn vữa bằng tay:
- Đổ cát thành một đóng có dạng hình ngọn núi nhỏ và đặt số lượng bao xi măng tương ứng ngay bên cạnh đống cát.
- Sử dụng kéo hoặc dao cắt đầu bao xi măng nhấc bao lên để đổ xi măng vào cát. Sử dụng xẻng hoặc cuốc trộn đều hỗn hợp giữa cát và xi măng đều để có màu đồng nhất. Nếu trộn không đều mẻ vữa sẽ không đạt được độ sệt cần dùng.
- Tạo hình hỗn hợp thành dạng hình ngọn núi tạo một lỗ ở giữa hỗn hợp và cho nước vào. Dùng xẻng để trộn hỗn hợp từ ngoài vào trong miệng hố. Nếu hỗn hợp quá khô cần cho thêm nước để đạt độ mịn và sệt cần thiết.
- Cần trộn đều từ 3 đến 5 phút sau đó dừng và để yên khoảng một phút để các hạt của vật liệu hút độ ẩm của nước làm tăng hiệu quả kết dính của hỗn hợp. Cũng không nên để quá lâu nếu không hỗn hợp sẽ bị đông cứng.
Xem thêm những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng bạn cần biết tại: https://goitho247.com/tho-ho/
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần tìm thợ hồ TPHCM, Bình Dương, Biên Hòa chuyên nghiệp nhé! Chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, tiếp nhận dịch vụ 24/7, tất cả các ngày trong tuần kể cả lễ tết.